Banner

Đối mặt với áp lực kế hoạch cưới

Trước hết, điều này khá là bình thường, đặc biệt khi ngày cử hành hôn lễ đang đến gần. Bạn sẽ cảm thấy một chút lo lắng khi cuộc sống thường nhật bấy lâu sẽ có sự thay đổi và khi đó bạn phải giải quyết nhiều vấn đề với các thành viên trong gia đình và bạn sẽ đôi chút cảm thấy phiền phức. Sau đây là một số cách giúp bạn đối mặt với những áp lực cho ngày cưới của mình:

Một bước quan trọng và lãng mạn nhất trước khi hai bạn vĩnh viễn thuộc về nhau đó là hôn lễ của hai người mà cũng chính việc này lại là một phép thử cho tình yêu của hai bạn.

 


Nhiều bạn sẽ cảm thấy những yêu cầu và kế hoạch của lễ cưới là áp lực và căng thẳng khá lớn đối với họ vì:

a) Họ phải giải quyết những yêu cầu đó

b) Và họ không có thời gian riêng tư dành cho nhau.

Trước hết, điều này khá là bình thường, đặc biệt khi ngày cử hành hôn lễ đang đến gần. Bạn sẽ cảm thấy một chút lo lắng khi cuộc sống thường nhật bấy lâu sẽ có sự thay đổi và khi đó bạn phải giải quyết nhiều vấn đề với các thành viên trong gia đình và bạn sẽ đôi chút cảm thấy phiền phức. Sau đây là một số cách giúp bạn đối mặt với những áp lực cho ngày cưới của mình:

1. Ít nhất hai giờ một tuần, bạn nên có những cuộc trò chuyện không liên quan đến chủ đề hôn nhân. Xem một bộ phim, một vở kịch hay đến khu chợ trời nào đó… mà có thể giúp bạn tạm quên đi cái ngày trọng đại đó

Bạn có thể giao kèo vui với chàng rằng người nào nhắc đến lễ cưới đầu tiên sẽ phải lo chi phí cho ngày cưới đó. (Hay bạn cũng có thể nghĩ ra một hình phạt nào đó).

2. Ngược lại, bạn nên dành ít nhất một giờ một tuần để cùng nhau bàn kế hoạch cho lễ cưới. Hãy tính toán chi phí và so sánh với ngân quỹ của mình, hãy lướt qua kế hoạch cưới để tìm ra những việc bạn cần phải làm tiếp theo.

Trong hai bạn có một người đứng ra vạch kế hoạch thì bạn vẫn cần quan tấm đến ý kiến của chàng để tránh những việc đáng tiếc khi có chuyện xảy ra.

3. Nếu bạn bị một ai đó trong gia đình chàng làm phiền, hãy nói cho chàng biết cảm giác của bạn để có cách giải quyết vấn đề đó. Nếu không , hãy vờ giận dỗi chàng chứ không phải cha mẹ hay bạn bè chàng vì bạn không nên lập “biên giới” với những người thân của chàng.

4. Bạn cũng nên trung thực kể cả khi bạn tức giận hay buồn bực, đừng bao giờ biến những mối bất hoà đó thành chiến tranh “gia đình tôi và gia đình anh”. Hãy hướng cho những cuộc thảo luận tập trung vào những vấn đề cụ thể.

Chẳng hạn, nếu mẹ chàng đang làm bạn phát cáu vì bà kéo dài danh sách khách mời thì bạn cũng không nên nặng lời với bà vì bà không tôn trọng ý kiến của bạn. Thay vào đó, bạn nên kiểm soát lượng khách mời và chi phí cho đám cưới, hãy biết cách kìm chế cảm xúc của bạn.

5. Xem mức đọ căng thẳng của bạn. Khi bạn nhận thấy rằng bạn trở nên cáu kỉnh hơn và ủ rũ hơn hay bạn cảm thấy mất ngủ, đó là dấu hiệu cho bạn thấy bạn cần phải nghỉ ngơi rồi đấy

Theo Xinh xinh