Banner

Tinh dịch có lẫn máu - dấu hiệu của bệnh lao?

Tinh dịch bìnhthường có màu trắng ngà, khi phóng ra ngoài có mùi tanh nồng, dính. Bảnthân tinh trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên màu sắc củatinh dịch như thế nào là do dịch từ ống dẫn tinh, túi tinh và tiền liệttuyến tạo nên.

Tinh dịch bìnhthường có màu trắng ngà, khi phóng ra ngoài có mùi tanh nồng, dính. Bảnthân tinh trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên màu sắc củatinh dịch như thế nào là do dịch từ ống dẫn tinh, túi tinh và tiền liệttuyến tạo nên.

  
Bệnh lao gây nên bởi một loại trực khuẩn do nhà khoa học có tên là Kochtìm ra nên vi khuẩn lao còn được gọi là trực khuẩn Koch. Chắc hẳn bạnđã nghe nói nhiều về bệnh lao phổi và nguy cơ lây nhiễm của nó mà chưanghe nhiều đến bệnh lao sinh dục hay các thể bệnh lao khác.
Vi khuẩn lao có thể ký sinh và gây bệnh ở hầu hết các cơ quan bộ phận trên cơ thể với tần suất mắc bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, bệnh lao phổi chiếm số đông dân số, tiếp đến là lao cột sống, lao thận tiết niệu, lao sinh dục...

Tổn thương do vi khuẩn lao có thể chỉ riêng biệt ở một phần của bộ máysinh dục hay nhiều phần, thậm chí còn phối hợp cả với lao bộ máy tiếtniệu. Lao sinh dục phần lớn là do lây nhiễm từ ổ lao khởi phát của hệtiết niệu nên hay được gọi là lao niệu sinh dục.

Lao niệu sinh dục trên thế giới chỉ chiếm khoảng 14% lao ngoài phổi.Triệu chứng ban đầu âm thầm, đôi khi chỉ sốt nhẹ về chiều, người mệtmỏi. Nếu bị lao ở bộ phận nào, vi khuẩn lao sẽ có cơ hội ăn sâu vào lớpniêm mạc, bộc lộ và ăn mòn mạch máu gây chảy máu.

Tương tự như vi khuẩn lao, các vi khuẩn thông thường gây viêm nhiễm cácbộ phận ở hệ thống sinh dục cũng có thể làm chảy máu với cơ chế này.Muốn chẩn đoán xác định lao niệu sinh dục phải xét nghiệm nước tiểu vàtinh dịch tìm vi khuẩn lao.

Xét nghiệm máu cũng cho kết quả dương tính với lao khi PCR lao dươngtính. Đây là xét nghiệm tương đối hiện đại và có giá trị cao. Trườnghợp không tìm thấy vi khuẩn lao trong tinh dịch và nước tiểu bằng biệnpháp soi thông thường thì cũng có thể làm xét nghiệm PCR.

Gặp trường hợp này, nên theo dõi thêm trước khi quyết định đi khámbệnh. Qua nhiều lần mà tinh dịch vẫn có màu socola hoặc có máu thì nguycơ mắc bệnh lao là khá rõ ràng.

Theo namhoc

theo (Menviet)