Banner

Gian nan mở lối vào “tam giác vàng”

Nhiều người không dám vận động mạnh vì sợ ảnh hưởng đến màng trinh mỏng manh. Người có màng trinh dày thì sao? sau thời gian chờ đợi, Ngọc Thúy và Minh Lâm cũng chính thức nên vợ nên chồng. Thả mình trong chiếc giường êm ái của khách sạn bốn sao ở Thái Lan, đôi vợ chồng mới cưới cứ ngỡ họ sẽ có một đêm động phòng đáng nhớ.

Nhiều người không dám vận động mạnh vì sợ ảnh hưởng đến màng trinh mỏng manh. Người có màng trinh dày thì sao?


 


sau thời gian chờ đợi, Ngọc Thúy và Minh Lâm cũng chính thức nên vợ nên chồng. Thả mình trong chiếc giường êm ái của khách sạn bốn sao ở Thái Lan, đôi vợ chồng mới cưới cứ ngỡ họ sẽ có một đêm động phòng đáng nhớ.

Đúng là đáng nhớ thật, nhưng không như họ tưởng tượng.

Suốt đêm, hai vợ chồng thử đủ cách mà chú rể vẫn không làm sao chinh phục được tuyến phòng ngự của cô dâu.

Mấy ngày sau đó, tình trạng vẫn không có gì cải thiện. Hai vợ chồng quyết định kết thúc chuyến trăng mật sớm, mua vé quay về để “đi thăm” bác sĩ.
 


Đóa trà mi đừng tưởng dễ ngắt

Sau khi khám, bác sĩ cho biết nguyên nhân của sự cố đáng tiếc đó là do lớp bảo vệ của Thúy quá dày khiến “vũ khí” của Lâm không thể xâm nhập được, phải nhờ đến sự can thiệp của y học.

Màng trinh là một màng niêm mạc mỏng nằm ở ngay cửa âm đạo, phía sau môi nhỏ. Ở màng trinh có rất nhiều mạch máu và thần kinh cảm giác.

Màng trinh có nhiều hình thái khác nhau, có thể là một màng niêm mạc mỏng có một lỗ ở giữa, hoặc màng niêm mạc với nhiều lỗ nhỏ gọi là màng trinh dạng sàng.

Với đa số phụ nữ, màng trinh sẽ bị rách trong lần giao hợp đầu tiên. Một số người chỉ cần sơ sẩy một chút như bị té cây, ngã xe đạp hay vận động quá mạnh cũng có thể xé toạc lớp bảo vệ này.

Một số trường hợp khi bị rách ngay vị trí mạch máu, máu chảy nhiều cần phải đến bác sĩ may lại để cầm máu.

Vì vậy, khi nhắc đến tấm khiên bảo vệ cái ngàn vàng của người phụ nữ, chúng ta vẫn hình dung đó là một lớp màng cực kỳ mỏng manh và… người phụ nữ nào cũng phải có.

Khi hàng phòng thủ quá dày

Trên thực tế, màng trinh là một phần sót lại của quá trình phát triển phôi thai. Do đó nhiều bé gái khi sinh ra đã không có màng trinh, trong khi ở một số bé gái màng trinh dày và che kín âm đạo.

Ngoài ra, màng trinh của mỗi người có độ dày khác nhau và độ dày hay mỏng chỉ là do cảm nhận chủ quan của bác sĩ khi thăm khám chứ không có chuẩn mực cụ thể hay phương pháp khoa học nào để đo.

Nếu người phụ nữ bẩm sinh không có màng trinh hay màng trinh có độ đàn hồi tốt, khi quan hệ lần đầu sẽ không thể đưa ra bằng chứng về sự trong trắng của mình (không xuất hiện tình trạng rỉ máu).

Trong một số trường hợp, màng trinh là một màng niêm mạc dày che kín âm đạo, không có lỗ. Khi bé gái đến tuổi dậy thì, máu kinh sẽ không thể thoát ra ngoài được vì bị màng trinh ngăn cản.

Khi đó, các bé gái sẽ có cảm giác nặng vùng bụng dưới và ngày càng đau tức. Bên cạnh đó, ở cửa mình của bé sẽ có một khối dị vật thò ra. Khối u này ngày càng to do máu kinh ứ đọng mỗi tháng.

Cần xử lý sớm để tránh hậu quả

Nếu không được điều trị, màng trinh có thể tự rách do sức nặng của khối dị vật. Máu ứ quá lâu có thể gây hoại thư vô khuẩn hoặc nhiễm trùng tử cung, không điều trị kịp thời có thể phải mổ cắt bỏ tử cung.

Do đó, nếu thấy bé gái đã bước vào tuổi dậy thì mà chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt, bạn nên cho bé đi khám để được xử lý sớm.

Cách xử lý trong trường hợp này là rạch một lỗ ở màng trinh để thoát máu kinh.

Việc “phá” màng trinh rất đơn giản nhưng cần được tiến hành bởi các bác sĩ có kinh nghiệm. Khi rạch màng trinh sẽ chảy ra rất nhiều dịch (có khi lên đến vài lít), màu nâu đen như màu chocolate. Đó là máu kinh bị chuyển màu do bị ứ đọng lâu ngày.

Sau tiểu phẫu, bệnh nhân không cần kiêng cữ đặc biệt, chỉ cần giữ vệ sinh vùng kín là được.

Theo Tiếp thị và gia đình